Đông lạnh là một cách hiệu quả để duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng và hương vị của nhiều loại thực phẩm. Không giống như thực phẩm được bảo quản trong ngăn mát, dễ hỏng, thực phẩm đông lạnh thường an toàn sau ngày hết hạn sử dụng.
Thông thường, bảo quản ở -17 °C sẽ vô hiệu hóa vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mở cửa tủ đông và thực phẩm được để ở nhiệt độ cao hơn -17°C, khả năng hư hỏng sẽ tăng lên.
Mặc dù thực phẩm đã hết hạn sử dụng có thể được sử dụng an toàn, nhưng chúng sẽ giảm chất lượng và hương vị sau khi để quá lâu trong tủ lạnh.
Các loại thịt, bao gồm thịt gia cầm và cá có thể duy trì chất lượng lâu hơn khi đông lạnh sống so với nấu chín, do thịt sống có độ ẩm cao hơn. Còn thời gian đông lạnh của trái cây và rau củ thay đổi tùy theo cách thức thực phẩm được chuẩn bị, đóng gói và bảo quản. Một số loại rau như bắp cải, khoai tây, cần tây và dưa chuột không bị đông cứng hoàn toàn; đồng thời do hàm lượng nước cao, chúng có thể nhão sau khi rã đông.
Dưới đây là thời gian duy trì chất lượng và độ tươi của một số thực phẩm trong tủ đông ở -17°C:
Rau củ và hoa quả để đông lạnh 8-12 tháng; thịt lợn hoặc thịt bò sống 3-4 tháng; gà nguyên con 12 tháng; thịt nguội hoặc đã qua chế biến (ba chỉ xông khói, xúc xích) 1-2 tháng; cá nấu chín 4-6 tháng; thịt bò tươi sống hoặc đã nướng bảo quản 4-12 tháng.
Một số bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo thực phẩm đông lạnh được an toàn, như giữ một nhiệt kế trong tủ đông để luôn duy trì nhiệt độ có ở mức -17 độ C; tránh đặt thực phẩm vẫn còn nóng vào trong tủ đông, cần để nguội ở nhiệt độ phòng; không mở tủ thường xuyên. Các loại thịt nên bao kín, không để không khí lọt vào, không nên để khối to mà nên cắt theo trọng lượng đủ bữa ăn để thuận tiện cho việc rã đông.
Thời gian tối đa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là bao lâu?- Thời gian lưu trữ chính xác cho các loại thực phẩm
- Những loại thực phẩm nào thì nên “cách ly” với ngăn đá tủ lạnh?
1. Thời gian lưu trữ chính xác cho các loại thực phẩm
Tủ lạnh không những giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm mà còn giúp tiết kiệm thời gian mua sắm thực phẩm trong gia đình cho những bà nội trợ bận rộn. Tuy nhiên, đây không phải chiếc kho lưu trữ thực phẩm an toàn cho gia đình bạn mà ngược lại nó còn ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với sức khỏe nếu bạn không biết trữ lạnh đúng cách.
Tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau sẽ có thời gian bảo quản khác nhau để có thể giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, hãy cùng Big C xem qua bảng sau để có thêm thông tin nhé!
Loại thực phẩm | Mô tả chi tiết | Thời gian bảo quản trong nhiệt độ -18 độ C (tủ đông) | Cách bảo quản thực phẩm |
Các loại thịt | Sườn lợn hay thịt lợn dính sườn | 4 - 6 tháng | Để bảo quản thịt sống, bạn nên làm sạch trước khi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Bạn lưu ý phải bịt thật nhiều lớp tránh cho thịt không bị đông cứng quá mức dẫn đến tình trạng mất nước hay thay đổi màu sắc, mùi vị. |
Thịt lợn nướng | 4 - 12 tháng | ||
Thăn bò | 6 - 12 tháng | ||
Sườn bò | 4 - 6 tháng | ||
Thịt bò nướng | 12 tháng | ||
Gà nguyên con | 12 tháng | ||
Gà chia phần | 9 tháng | ||
Gà nướng | 4 tháng | ||
Gà tẩm bột chiên | 1 - 3 tháng | ||
Thịt lợn xay | 3 - 4 tháng | ||
Lòng phèo, tim gan | 3 - 4 tháng | ||
Thịt hươu, thịt nai | 3 - 4 tháng | ||
Thịt lợn muối xông khói | 3 - 4 tháng | ||
Thịt giăm bông | 2 tháng | ||
Xúc xích | 1 - 2 tháng | ||
Các món thịt nướng ướp gia vị | 4 - 6 tháng | ||
Hải sản | Thịt cá lọc xương | 6 tháng | Tương tự như thịt, bạn cũng cần phải bọc kỹ hải sản bằng nhiều lớp để tránh tình trạng lan mùi qua các loại thực phẩm khác. Bạn lưu ý nên sơ chế hải sản trước khi bỏ vào tủ đông. |
Cá đã nấu chín | 4 - 6 tháng | ||
Cá xông khói | 2 tháng | ||
Hải sản có vỏ (nghêu, sò, ốc) | 2 - 3 tháng | ||
Tôm hùm | 12 tháng | ||
Cua | 10 tháng | ||
Tôm tươi, sò điệp | 3 - 6 tháng | ||
Mực | 3 - 6 tháng | ||
Hoa quả và rau củ | Các loại quả mọng nước (cam, quýt) | 3 tháng | Không nên bảo quản trái cây và rau củ trong túi hoặc hộp kín hơi. Big C gợi ý bạn nên để trong túi đựng thực phẩm và trữ trong tủ mát để giữ rau, củ luôn tươi, ngon |
Các loại quả khác | 9 - 12 tháng | ||
Các loại hạt | 3 tháng | ||
Các loại rau | 8 - 12 tháng | ||
Đồ uống | Sữa | 3 - 6 tháng | Đồ uống có thể bảo quản trong tủ đông rất lâu. Tuy nhiên, Big C khuyên bạn nên sử dụng tủ mát và mua với số lượng vừa đủ để dùng. |
Nước hoa quả (tự làm) | 6 tháng | ||
Nước hoa quả (nhà máy sản xuất) | 12 tháng | ||
Sữa chua | 1 - 2 tháng | ||
Các loại đồ ăn khác | Cơm | 3 tháng | Nên dùng hộp đựng bằng thủy tinh để bảo quản thực phẩm vừa an toàn, vừa bảo vệ môi trường |
Mỳ ý đã nấu | 3 tháng | ||
Pizza | 1 - 2 tháng | ||
Bơ | 6 - 9 tháng | ||
Trứng chưa chế biến | 1 tháng |
Thời gian bảo quản cho mỗi loại thực phẩm là khác nhau, bạn nên chú ý để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất
2. Những loại thực phẩm nào thì nên “cách ly” với ngăn đá tủ lạnh?
Một số loại thực phẩm bạn không nên để trong ngăn đá tủ lạnh vì chúng sẽ sản sinh vi khuẩn và làm biến chất thực phẩm, nếu cố tình sử dụng, bạn sẽ rước bệnh vào người. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng hộp đựng và bảo quản thực phẩm trong ngăn mát, lưu ý bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt để tránh bị hư hại. Dưới đây là danh sách thực phẩm không nên trữ trong ngăn đá tủ lạnh.
Trứng đã luộc chín
Cà phê
Mayonnaise
Kem chua
Bánh pudding
Salad
Gạo
Mỳ ý (chưa nấu)
Ngũ cốc
Táo
Dưa hấu
Xà lách
Khoai tây
Củ cải
Giá đỗ
Hoa Atiso
- Các loại đồ uống có ga
Với một số loại rau, củ quả như xà lách, khoai tây, dưa hấu bạn không nên bảo quản thực phẩm bằng tủ đông mà nên để vào ngăn mát và sử dụng càng sớm càng tốt để tránh hư hại
==>>> Xem thêm: Bảo quản lạnh thực phẩm